Hộ sinh là ai? Hộ sinh làm những công việc gì?

75

“Hộ sinh”- Từ ngữ không quá xa lạ với bất kỳ ai trong chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng vai trò và chức năng của người làm nghề này.

Do đó, bài viết sau đây sẽ giải đáp những lầm tưởng lâu nay về nghề Hộ sinh.

Hộ sinh là ai?

Hộ sinh ngày xưa còn được gọi là người đỡ đẻ. Thay vì trước đây chỉ đến khi sinh nở mới cần đến Hộ sinh, thì hiện nay ngay từ khi mang thai người sản phụ đã cần đến sự can thiệp, tư vấn chăm sóc của các Hộ sinh.

Với tính chất công việc khá đặc thù nên gần như người làm trong ngành này là nữ giới, chỉ số rất ít trong đó là nam giới.

Nhiệm vụ của người Hộ sinh xuyên suốt theo từng giai đoạn bao gồm trước khi mang thai, trong kỳ mang thai, sinh nở và sau sinh của một người phụ nữ.

Hộ sinh làm những công việc gì?

Theo Bác sĩ Võ Văn Thái- Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì quá trình sinh nở của Sản phụ có dễ dàng, suôn sẻ hay không, tay nghề của Nữ hộ sinh chính là một trong số những yếu tố quyết định.

Theo thông tư liên tich số 26/2015/TTLT-BYT0BNV của Bộ Y tế – Bộ Nội vụ ngày 7/10/2015 quy định về nhiệm vụ của người hộ sinh thông thường bao gồm như sau:

1. Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ

– Khám, nhận định tình hình sức khoẻ của sản phụ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ. Xác định vấn đề cần ưu tiên chăm sóc với từng đối tượng

– Lập kế hoạch tổ chức, chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và người bệnh, người sử dụng dịch vụ

– Lên kế hoạch theo dõi, thực hiện kiểm tra theo dõi, ghi chép diễn biến hàng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, phát hiện, báo cáo cấp trên và xử trí kịp thời với trường hợp diễn biến bất thường, tiên lượng xấu.

– Lập kế hoạch tổ chức, giám sát, kiểm tra và động viên tâm lý cho bà mẹ cũng như gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh nở hoặc sau đẻ bất thường nghiêm trọng

– Lập kế hoạch tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra kỹ năng chăm sóc phục hồi chức năng, chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, hướng dẫn kế hoạch hoá gia đình, phá thai an toàn

– Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

– Hướng dẫn, giám sát và ghi chép theo quy định riêng của từng bệnh viện

– Lên danh sách các thiết bị  Y tế, thuốc cần bảo quản, giám sát

Hộ sinh chăm sóc trẻ sơ sinh
                                          Hộ sinh chăm sóc trẻ sơ sinh

2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

– Tổ chức, lên kế hoạch khám thai, quản lý thai đối với sản phụ không có điều kiện đến Cơ sở Y tế thường xuyên

– Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện giám sát, đánh giá tình hình khám, chăm sóc bà mẹ đang mang thai và sau sinh, trẻ sơ sinh tại nhà

– Quản lý chuyên môn, giám sát, hỗ trợ chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà và kế hoạch hoá gia đình

– Tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

Hộ sinh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
                          Hộ sinh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

3. Sơ cứu, cấp cứu:

– Quản lý, tổ chức, chuẩn bị thuốc và phương tiện cấp cứu

– Thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh, báo cáo phối hợp cùng bác sĩ sản khoa chuyển tuyến, chuyển bệnh viện

– Hướng dẫn, hỗ trợ hộ sinh khác hoặc tuyến dưới xử trí cấp cứu bà mẹ và trẻ sơ sinh kịp thời

– Tham gia cấp cứu dịch bệnh, thảm hoạ khi có yêu cầu

Cấp cứu Bệnh nhân tai biến
                                       Cấp cứu Bệnh nhân tai biến

4. Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

– Chủ trì lập kế hoạch tổ chức, đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phá thai an toàn, kế hoạch hoá và phòng chống bạo lực trong cộng đồng

– Lập kế hoạch tổ chức giám sát, hỗ trợ, đánh giá kết quả của truyền thông, giáo dục và tư vấn sức khoẻ sinh sản

Công tác tư vấn chăm sóc sức khoẻ
                                  Công tác tư vấn chăm sóc sức khoẻ

5. Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:

– Phối hợp cùng bác sĩ phân cấp chăm sóc bà mẹ trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

– Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, ra viện khi có giấy chỉ định

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc cũng như trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.

Nguồn: https://truongcaodangyduocpasteurhn.edu.vn/

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here