Làm thế nào để sinh viên Cao đẳng Dược ra trường có việc làm ngay?

13

Vấn đề việc làm với cử nhân ra trường đã không còn là câu chuyện mới mẻ. Đặc biệt, ngành Dược tuy có nhu cầu thực tế luôn cao nhưng vì sao một bộ phận không nhỏ sinh viên Cao đẳng Dược vẫn không tìm được việc làm và làm trái ngành?

Câu hỏi này đã được đặt ra tại hội thảo “Định hướng phát triển khoa Dược” diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều Quan chức, chuyên gia đầu ngành Y tế Việt Nam.

Lý do vì sao ngành Dược “khát” nhân lực nhưng Cử nhân Cao đẳng Dược ra trường vẫn thất nghiệp?

Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng công tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế đang đứng trước không ít khó khăn thách thức. Khi mà thực tế việc đào tao ở các ngôi trường chỉ chú trọng vào kiến thức chuyên môn, hệ thống môn chính, môn phụ được tiến hành quá đơn giản.

Thậm chí nhiều Cơ sở Đại học, Cao đẳng bổ sung đào tạo thêm ngành Y Dược trong khi cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, việc dạy và học không gắn liền với thực tiễn, thực tế. Cùng với đó là chương trình học chưa cập nhật và bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới.

“Tôi lấy ví dụ như việc dạy và học Tiếng anh vẫn chưa được chú trọng. Nhiều sinh viên ra trường không tự tin giao tiếp và sử dụng tiếng Anh để phục vụ cho công việc. Trong khi hiện nay, nhu cầu tuyển dụng ngành Dược trong công ty, tập đoàn nước ngoài ở Việt Nam là rất lớn…”, một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nói.

Đồng thời, chuyên gia này cũng cho biết thêm ở nhiều quốc gia trên thế giới các trường đào tạo luôn có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp bên ngoài. Điều này nhằm đảm bảo đầu ra chắc chắn cho sinh viên. Tuy nhiên, ở  Việt Nam lại không có nhiều ngôi trường áp dụng cách này. Do vậy, tương lai của những Cử nhân Cao đẳng Dược ra trường làm ở đâu, làm nghề gì dường như chẳng ai biết, ai hay.

Sinh viên Cao đẳng Dược cần được tạo điều kiện thực hành nhiều hơn
      Sinh viên Cao đẳng Dược cần được tạo điều kiện thực hành nhiều hơn

Đào tạo Cao đẳng Dược nên theo mô hình “Bệnh viện- Trường học”

Cũng trong buổi hội thảo này, nhiều chuyên gia cho rằng ngành Dược Việt Nam đang phát triển mạnh nên nhu cầu nhân lực cũng nhiều và đa dạng. Sinh viên nước ta có ưu điểm là chịu học, chăm chỉ, biết lắng nghe và sẵn sàng để học hỏi. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm như Tin học, Anh văn cũng phải được trau dồi và rèn luyện ngay trong quá trình học để đảm bảo hội nhập với xu thế bên ngoài.

Đặc biệt, nhiều chuyên gia đầu ngành bày tỏ rằng nên đào tạo Cao đẳng Dược TPHCM theo mô hình “Bệnh viện- Trường học” hay nói cách khác là kết hợp song song lý thuyết và thực hành chuyên môn.

Mô hình đào tạo Bệnh viện- Trường học điển hình
                           Mô hình đào tạo Bệnh viện- Trường học điển hình

Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi các Trường phải đầu tư cơ sở vật chất khang trang hiện đại, có bệnh viện riêng phục vụ công tác học tập của sinh viên. Đồng thời, chương trình học cũng phải được cân đối phù hợp, nên chú trọng thực hành nhiều hơn lý thuyết giúp sinh viên có thời gian trau dồi kỹ năng tay nghề.

Điển hình cho mô hình “Bệnh viện- Trường học” này hiện nay có một số ngôi trường Y Dược hàng đầu tại Việt Nam đã áp dụng thành công đó là Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM, Cao đẳng Y Dược TPHCM. Đây đều là những ngôi trường có tiềm lực mạnh, là đơn vị đầu tàu cung ứng nhân lực chất lượng được Bộ tín nhiệm nhiều năm qua. Tiêu biểu như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM với điểm nổi bật tạo nên chất lượng sinh viên đó là chương trình học thiết kế luôn bắt kịp nhịp độ phát triển bên ngoài.

Cùng với việc đào tạo sát sao kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên như Kỹ năng bán thuốc, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng chăm sóc sức khoẻ.. và Ngoại ngữ, Tin học được trang bị bài bản, chuyên nghiệp. Do vậy, sinh viên tốt nghiệp ngôi trường này luôn nhận được đánh giá cao từ Đơn vị tuyển dụng trên thị trường. Nhiều Cựu sinh viên hiện đang đảm nhận các vị trí quan trọng trong một số Bệnh viện lớn tại TPHCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Thống Nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here