Xét nghiệm Y học là gì? Ra trường làm gì? Làm việc ở đâu?

65

Xét nghiệm Y học là ngành đã có từ rất lâu tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về ngành nghề đặc thù này. Đơn cử như Xét nghiệm Y học là gì? Làm việc ở đâu?

Do vậy, bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Ngành Xét nghiệm Y học là gì?

Xét nghiệm Y học là một nghiệp vụ của ngành Y vốn sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như máu, tinh dịch, nước tiểu, phân,.. để đưa ra các dẫn chứng chính xác về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Tuy rằng ra đời khá muộn và gắn liền với tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng Xét nghiệm đã khẳng định được tầm quan trọng không hề nhỏ của mình, đặc biệt là trong vai trò khám chữa bệnh.

Ngành Xét nghiệm Y học là gì?
                                      Ngành Xét nghiệm Y học là gì?

Một số lợi ích to lớn của công tác xét nghiệm như:

  • Hỗ trợ đưa ra chẩn đoán, kết luận chính xác, nhất là với các căn bệnh phức tạp như ung thư, HIV.
  • Giúp bác sĩ có căn cứ để chẩn đoán bệnh chính xác, giúp quá trình chữa bệnh và phòng bệnh trở nên dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều

Các xét nghiệm điển hình hiện nay như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận, xét nghiệm nhóm máu…

Học Xét nghiệm ra làm việc ở đâu?

Ngành Xét nghiệm hiện đang thiếu hụt trầm trọng nhân lực làm việc. Đây cũng là lợi thế lớn dành cho những ai đang theo đuổi ngành học đầy hứa hẹn này.

Học Xét nghiệm ra làm việc ở đâu?
                              Học Xét nghiệm ra làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học Xét nghiệm, các bạn có thể tham gia làm việc trong Bệnh viện, Cơ sở Y tế, Viện nghiên cứu, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng xét nghiệm hoặc Công ty nước ngoài. Xét nghiệm là lĩnh vực rất cần ở bất kỳ đơn vị Y tế nào. Do đó, để thu hút nhân lực, các chính sách lương thưởng hấp dẫn không ngừng được nhiều Cơ quan, đơn vị đưa ra.

Công việc của Kỹ thuật viên ngành Xét nghiệm bao gồm những gì?

Tuỳ theo vị trí và môi trường làm việc mà công việc của Cử nhân Xét nghiệm sau khi ra trường sẽ khác nhau tương đối. Tuy nhiên, nhìn chung nhiệm vụ của một Kỹ thuật viên Xét nghiệm ở bệnh viện sẽ bao gồm như sau:

  • Tư vấn, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường, sử dụng máy móc và nghiên cứu đưa ra kết quả
  • Pha chế thuốc thử, kiểm tra kết quả và tiến độ thực hiện việc xét nghiệm
  • Phát hiện và báo cáo kịp thời cho bác sĩ với những mẫu bệnh phẩm cho kết quả bất thường
  • Hướng dẫn các thực tập sinh Xét nghiệm theo sự phân công của cấp trên
  • Nhận và bảo quản dụng cụ Y tế, máy móc và báo cáo định kỳ theo quy định nơi làm việc
  • Tư vấn và phối hợp với bác sĩ, Điều dưỡng viên trong việc lý giải kết quả, thu thập mẫu bệnh phẩm

Xét nghiệm Y học học ở đâu tốt nhất?

Hiện nay tại Việt Nam có khá nhiều ngôi trường cùng đào tạo ngành Xét nghiệm với các trình độ khác nhau từ Đại học, Cao đẳng cho tới Liên thông và Văn bằng 2, Trung cấp,.. Tuy nhiên, vì đào tạo tràn lan, nên dẫn tới chất lượng đầu ra của sinh viên không được đảm bảo. Nhiều Kỹ thuật viên dù tốt nghiệp đã lâu nhưng thực hiện thao tác Y học vẫn còn lúng túng, run tay. Một số người vì không đáp ứng được yêu cầu công việc mà bị sa thải hoặc làm trái ngành.

Xét nghiệm Y học học ở đâu tốt nhất?
                                Xét nghiệm Y học học ở đâu tốt nhất?

Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Y tế và các Chuyên gia giáo dục khuyến nghị người học nên cân nhắc thật kỹ trước khi đặt bút đăng ký ngôi trường theo học. Trong đó, đối với hệ Đại học ngành Xét nghiệm, thí sinh có thể học tập ở các ngôi trường uy tín nổi tiếng như ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y Hà Nội, Đại học Y Dược Cần Thơ.

Còn ở hệ Cao đẳng, Văn bằng 2 cũng như Liên thông Cao đẳng Xét nghiệm hiện nay hai ngôi trường được Bộ rất tín nhiệm đó là Cao đẳng Y Dược Pasteur và Cao đẳng Y Dược TPHCM. Đặc biệt, Cao đẳng Y Dược Pasteur chính là “đầu tàu” cung ứng nguồn lực Y tế chất lượng trình độ Cao đẳng cho toàn ngành Y tế Việt Nam với thế mạnh về Dược, Xét nghiệm, Hộ sinh và Điều dưỡng.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here