Để đánh giá một ngôi trường Cao đẳng Y Dược tốt chúng ta phải căn cứ vào 5 tiêu chí dưới đây:
1. Chất lượng đào tạo
Tiêu chí đầu tiên là chất lượng đào tạo, phải đánh giá dựa trên ý kiến của người học, mức độ hiểu bài và tính hiệu quả của kiến thức đã học. Những yếu tố này phải bám sát sứ mạng, mục tiêu đào tạo của Trường.
2. Chất lượng đội ngũ giảng viên
Tiêu chí thứ 2 có vị trí quan trọng không kém đó là chất lượng đội ngũ Giảng viên. Y Dược vốn là ngành học đặc thù cần quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu. Do vậy, đội ngũ Giảng viên phải có tỷ lệ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên ưu tú, số giảng viên được mời thỉnh giảng trong nước và quốc tế; số/tỷ lệ giảng viên có các giải thưởng, bằng sáng chế khoa học, công nghệ quốc gia và quốc tế đạt ngưỡng quy định
3. Trang thiết bị vật chất đạt chuẩn Bộ Y tế
Mặc dù tiêu chí này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đầu ra sinh viên nhưng hiện nay vẫn có rất ít ngôi trường Y Dược làm được điều này.
Đa phần những chương trình đào tạo Y Dược hiện nay thường dàn trải lý thuyết hàn lâm khiến sinh viên không được thực hành nhiều. Từ đó dẫn tới khi ra trường mặc dù rất giỏi lý thuyết nhưng lại cử nhân lại yếu hẳn về tay nghề. Nhiều người dù đã đi làm nhưng khi lấy ven, tiêm thuốc, thực hiện thao tác Y học vẫn còn run tay, lúng túng.
Đây là thực trạng rất đáng buồn của ngành Y tế nước nhà mà lỗi phần lớn nằm ở công tác đào tạo Cán bộ Y tế còn sơ sài tại các Trường.
Do vậy, để đảm bảo chất lượng đầu ra sinh viên, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại giúp sinh viên có cơ hội thực hành nâng cao tay nghề là điều kiện không thể thiếu. Những ngôi trường làm được điều này thường có số lượng thí sinh theo học rất đông.
4. Chương trình đào tạo
Tiêu chí này dựa trên đánh giá của các chuyên gia về chương trình đào tạo; số lượng/tỷ lệ chương trình đào tạo tiên tiến/chất lượng cao; số lượng/tỷ lệ chương trình đào tạo được kiểm định trong nước và khu vực/quốc tế. Tiêu chí này có ý nghĩa phản ánh phần nào chất lượng đào tạo Y Dược ở một ngôi trường.
5. Uy tín và Tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường
Nếu như uy tín là dựa vào đánh giá từ phía các Doanh nghiệp, báo chí, truyền thông, đối tác cùng hợp tác thì tỷ lệ có việc làm được xác định từ chính phản hồi của sinh viên sau khi ra trường.
Tiêu chí này được Bộ đặt ra khi số lượng sinh viên Y Dược ra trường thất nghiệp ngày một nhiều phản ánh chất lượng giáo dục ở một số ngôi trường đang ngày càng đi xuống.
Điểm danh ngôi trường Cao đẳng Y Dược đạt 5 tiêu chuẩn vàng
Tuy rằng trên cả nước hiện đang có rất nhiều ngôi trường cùng đào tạo hệ Cao đẳng Y Dược. Tuy nhiên, để đạt được cả 5 tiêu chí trên thì dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điển hình là Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM. Trong đó, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn đầu danh sách và cũng là ngôi trường duy nhất đáp ứng chuẩn đầu ra cho phép của Bộ.
Điểm đặc biệt của ngôi trường này đó là mô hình học tập theo hướng Bệnh viện- Trường học. Sinh viên được học thực hành, thực tế xuyên suốt 3 năm tại phòng thí nghiệm, Bệnh viện riêng của Nhà trường với cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn Bộ Y tế.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trực thuộc Bộ LĐTB& XH có bệnh viện riêng phục vụ hoạt động học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, đội ngũ Giảng viên ở đây có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, Học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, nhiều người là Y Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng viên có thâm niên công tác lâu năm trong ngành. Đây chính là yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo vượt bậc của ngôi trường đứng top đầu này.
Đặc biệt, chương trình học ở đây không chỉ chú trọng thực hành chuyên môn và lý thuyết chuyên sâu, mà sinh viên còn được đào tạo bài bản cả kỹ năng mềm cần thiết cùng vốn Ngoại ngữ, Tin học. Nhờ đó khi ra trường có thể đảm bảo các yếu tố quan trọng đáp ứng yêu cầu từ phía Nhà tuyển dụng.
Điểm mạnh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đó là có đối tác là các Bệnh viện, Phòng khám, Công ty Dược phẩm lớn thường xuyên liên kết đặt hàng. Do vậy, sinh viên ra trường không phải lo ngại về vấn nạn thất nghiệp hay làm trái ngành.