Hộ sinh là ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong hệ thống Y tế. Tuy nhiên, số người theo học ngành này lại khá ít, dẫn tới tình hình thiếu hụt nhân lực không ngừng xảy ra.
Học ngành gì? Ra trường làm ở đâu là câu hỏi đến từ phần đông các thí sinh trong các mùa tuyển sinh hàng năm. Trong khi các ngành vang danh một thời như Sư phạm, Kinh tế, Ngân hàng, Kế toán bỗng nhiên “hạ nhiệt” khiến nhiều người có nguy cơ thất nghiệp. Thì Hộ sinh lại trở thành ngành học “thời thượng” thu hút sự quan tâm từ nhiều thí sinh. Vậy tương lai của ngành này sắp tới sẽ như thế nào và nhu cầu nhân lực liệu có cao không?
Việt Nam sẽ “khát” nhân lực Hộ sinh trong hiện tại và tương lai tới
Có thể nói ở bất kỳ quốc gia nào vai trò của ngành Hộ sinh cũng được đặt lên hàng đầu. Họ chính là người chịu trách nhiệm đỡ đẻ, chăm sóc sức khoẻ thai phụ và trẻ sơ sinh. Cùng với bác sĩ họ góp phần xây dựng hệ thống Y tế hoàn chỉnh chăm sóc sức khoẻ phụ nữ ngay từ khi dậy thì cho tới tiền mãn kinh.
Mặc dù giữ vị trí quan trọng nhưng nhân lực Hộ sinh lại đang thiếu hụt trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thống kê cho thấy số lượng Điều dưỡng viên, Hộ sinh, Cán Bộ kỹ thuật Y Dược cả nước là hơn 158.000 người. Trong đó, trình độ trung cấp có gần 102.000 người chiếm 64%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ Hộ sinh, Bác sĩ là 1,8 người- thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Thực tế này cho thấy rằng để đạt được tỷ lệ tương đương các nước khác, Việt Nam nhất định phải tuyển dụng hàng trăm nghìn Điều dưỡng và Hộ sinh góp phần đưa cục diện ngành Y tế nước ta đi lên.
Như vậy tính đến năm 2020 mặc dù số sinh viên tốt nghiệp từ các trường Cao đẳng, Đại học tăng gấp 2 lần so với hiện nay. Nhưng theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế trong hệ thống khám chữa bệnh giai đoạn 2015-2020 thì còn cần bổ sung thêm 83.851 Hộ sinh, Điều dưỡng viên. Đây cũng là cơ hội lớn dành cho các cử nhân đang dự định theo học Cao đẳng Hộ sinh trên cả nước
Cán Bộ Hộ sinh cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế
Bên cạnh việc thiếu hụt nhân lực Hộ sinh, ngành Y tế nước ta cũng đang phải đối mặt với một thực trạng vô cùng nhức nhối. Đó là số lượng không nhỏ Cán bộ Y tế yếu kỹ năng tay nghề. Hay nói cách khác là hiện tượng “Giỏi Lý thuyết, kém thực hành”.
Đây là hệ luỵ từ công tác đào tạo tại các Trường Y Dược ở nước ta. Đào tạo tràn lan, sơ sài, chú trọng quá nhiều vào Lý thuyết chuyên môn khiến Cử nhân dù ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn tới bị sa thải, hoặc phải làm trái ngành.
Do vậy, thông tư của Bộ Y tế đã quy định các chuẩn đầu ra nhất định với người làm nghề Hộ sinh.
Theo đó, để làm việc trong các bệnh viện, Phòng khám, Cở sở Y tế hệ công lập hoặc tư nhân, ứng viên phải đáp ứng tiêu chí nắm vững Lý thuyết chuyên sâu và thành thạo tay nghề chuyên môn.
Để đạt được các yếu tố này, mỗi người bắt buộc phải trải qua môi trường đào tạo bài bản ở các ngôi trường chuyên nghiệp. Điển hình ở hệ Đại học như ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y Hà Nội. Hoặc hệ Cao đẳng có các Trường: Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM, Cao đẳng Y Dược TPHCM.
Đây đều là những ngôi trường có chương trình dạy đạt chuẩn Bộ Y tế và có đầu ra sinh viên đáp ứng yêu cầu từ phía Bộ. Ngoài ra, ở một số ngôi trường như Cao đẳng Y Dược Pasteur có mô hình đào tạo tiên tiến theo hướng Bệnh viện- Trường học sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên có cơ hội thực hành trau dồi chuyên môn nhiều hơn. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng quyết định cơ hội được làm việc tại các Đơn vị Y tế lớn sau khi ra trường.