Nhật Bản và Đài Loan đang là hai “mảnh đất màu mỡ” được nhiều người lựa chọn để phát triển sự nghiệp Điều dưỡng viên.
Sau đây hãy cùng nhìn lại tương quan giữa mức sống Điều dưỡng viên người Việt tại hai quốc gia này nhé!
-
Chi phí sinh hoạt
– Tiền thuế:
Nếu làm việc tại Nhật Bản, tiền thuế của bạn sẽ được trừ trực tiếp vào mức lương nhận được hàng tháng, cụ thể mức thuế sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng tỉnh và đặc thù công việc. Còn Đài Loan thì ngược lại, người lao động sẽ tính tiền thuế của mình theo công thức quy định và chủ động đóng hàng tháng.
Cụ thể cách tính như sau: Trong cùng một năm (từ 1/1 đến 31/12) nếu người lao động cư trú và làm việc tại Đài Loan dưới 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 20% tiền lương cơ bản. Nếu đã cư trú và làm việc trên 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 6% tiền lương cơ bản.
Như vậy, nếu tiền lương cơ bản là 19047 Đài tệ/ 1 tháng thì 6 tháng đầu (tức 183 ngày) người lao động sẽ phải nộp mỗi tháng 3.168 Đài tệ, từ tháng 7 trở đi mỗi tháng phải nộp 1073 Đài tệ.
– Tiền bảo hiểm:
Ở Nhật, bạn sẽ phải đóng từ 2-3 loại bảo hiểm bắt buộc gồm BHYT quốc dân, BH hưu trí,… với tổng phí đóng là 15.000- 20.000 yên/tháng.
Còn ở Đài Loan, bạn phải đóng 3 loại BH gồm : BH lao động, BKYT, BH tai nạn đột xuất:
Đặc biệt với bảo hiểm tai nạn đột xuất, người lao động được tự nguyện tham gia khi làm việc tại Đài Loan. Tuy nhiên, đây là dạng bảo hiểm rất có lợi cho người lao động, ngay cả khi không tham gia bảo hiểm lao động thì vẫn được hưởng quyền lợi khi gặp rủi ro.
Bảo hiểm lao động: Với những người lao động làm việc tại nhà máy, xí nghiệp thì sẽ được chủ chịu 100% tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, với lao động giúp việc gia đình, tính chất không nguy hiểm thì không bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm Y tế: Chủ sở hữu lao động có trách nhiệm chịu 60%, người lao động chịu 30% và chính quyền chịu 10% còn lại.
- Ăn uống, đi lại, thuê nhà:
Nhật Bản: Nhìn chung điều kiện sinh hoạt, ăn uống ở Nhật có phần tốt hơn so với Đài Loan. Ở Nhật, người lao động được chủ bố trí chỗ ăn, ở, với chi phí nội trú rơi vào khoảng 15.000 yên/ 1 tháng. Thêm chi phí ăn uống nếu tiết kiệm cũng rơi vào khoảng 30.000 yên/tháng. Như vậy, một người lao động Việt sống tại Nhật có thể tiêu tốn từ 70.000 – 80.000 yên/tháng chưa kể các khoản phát sinh bên lề như sinh nhật, liên hoan, ốm đau,..
Đài Loan: Ở Đài Loan, đa phần người lao động làm việc tại các Bệnh viện, Viện dưỡng lão xuyên suốt cả ngày nên gần như chi phí ăn uống được Chủ khấu trừ vào tiền lương làm việc của người lao động. Mức khấu trừ cụ thể phụ thuộc vào thoả thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lúc ban đầu.
2. Mức lương đi làm điều dưỡng tại Nhật Bản và Đài Loan
3. Môi trường làm việc
Nhật Bản: Nhìn chung điều kiện xuất khẩu lao động đi Nhật Bản có phần khó khăn hơn nên môi trường làm việc bên quốc gia này cũng tương đối tốt hơn. Tuy nhiên, nổi tiếng là đất nước với nhiều tập tục, lễ nghi, làm việc tại đây, Điều dưỡng viên người Việt phải tuân thủ theo các nguyên tắc, kỷ luật. Nhất là tránh các điều cấm kỵ để không phật lòng người bản địa.
Trước khi bắt tay vào công việc tại Nhật, người lao động sẽ trải qua 1 tháng chuẩn bị tìm hiểu nguyên lý, quy trình làm việc tại đây. Người Nhật rất chú trọng năng suất hiệu quả công việc, do vậy nếu đã xác định qua đây nhất định bạn phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu hết mức công suất. Dẫu vậy, với những cá nhân hoàn thành xuất sắc, các ông chủ Nhật cũng không tiếc chi trả phần thưởng để khích lệ tinh thần làm việc đâu nhé! Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là quốc gia hướng về quyền con người và có chế độ đãi ngộ thuộc hàng tốt nhất thế giới. Do vậy phương án XKLĐ Nhật Bản vẫn được nhiều ứng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM lựa chọn hơn cả.
Đài Loan: Ngược lại với Nhật Bản, tham gia XKLĐ Điều dưỡng viên tại Đài Loan, lao động thường có xu hướng rơi vào ván bài “may rủi”. Bởi lẽ, các ông chủ Đài Loan thường có xu hướng bóc lột sức lao động và cư xử thiếu công bằng, phân biệt quốc tịch. Tuy đây chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý người Việt khi dự định sang đây làm việc.
Ngoài ra, so với Nhật Bản, tuy nguyên tắc, nhưng thưởng- phạt phân minh, thì tại các Bệnh viện, Viện dưỡng lão tại Đài Loan người Việt thường bị lạm dụng sức lao động, làm quá giờ quy định nhưng khi trả lương lại không được nhận phần tiền làm thêm giờ. Đặc biệt, điều kiện đảm bảo an toàn lao động ở quốc gia này còn rất kém, các rủi ro Y tế thi thoảng vẫn xảy ra ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người lao động.