Điều dưỡng viên nếu muốn hoàn thành tốt công việc của mình bắt buộc phải có 5 tố chất quan trọng sau đây.
- Học ngành Điều dưỡng ra làm công việc gì?
- Hạn nộp hồ sơ Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM đến khi nào?
1. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh
Là người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày, Điều dưỡng viên ắt hẳn không tránh khỏi những lúc phải chứng kiến cảnh họ qua đời, hoặc bệnh diễn biến nặng đi. Tuy nhiên, với đặc thù nghề nghiệp của mình chúng ta tuyệt đối phải giữ được bình tĩnh, tâm lý cân bằng, không để ảnh hưởng đến công việc. Có như vậy mới truyền động lực và tạo ra môi trường tốt nhất cho các bệnh nhân khác.
2.Thấu hiểu và cảm thông
“Làm dâu thiên hạ” câu nói không sai cho nghề Điều dưỡng viên. Mỗi bệnh nhân xuất phát từ một hoàn cảnh sống khác nhau, tính cách khác nhau và căn bệnh cũng hoàn toàn khác nhau. Để giải toả cơn đau của mình đôi lúc học cáu gắt, khó chịu, thậm chí không tiếc lời chửi rủa, la mắng Điều dưỡng viên. Lúc ấy chúng ta phải từ tốn nhẹ nhàng, thấu hiểu và cảm thông với họ, động viên giúp bệnh nhân vượt qua cơn bạo bệnh, kiên trì dùng thuốc để mau chóng trở về cuộc sống thường ngày. Đây chính là tố chất cần có ở bất kỳ một Điều dưỡng viên nào.
3.Luôn trong tư thế sẵn sàng
Các Điều dưỡng viên chính là như vậy. Họ không thể làm hết 8 tiếng rồi ra về như những ngành nghề khác. Mà ngược lại, lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng, vì người bệnh còn nằm đó, tình trạng diễn biến bệnh ngày càng phức tạp rồi ca bệnh mới, Bấm Mí Mắt Ðẹp, cấp cứu.. luôn cần đến những Điều dưỡng viên tận tuỵ, chăm chỉ.
4.Cẩn trọng
Gắn bó với công việc liên quan đến sức khoẻ và tính mạng nhân dân, Điều dưỡng viên tuyệt đối phải cẩn trọng trong từng thao tác nhỏ. Dù ở bất kỳ tình huống cấp bách nào cũng không được vội vàng, cẩu thả. Phải đảm bảo đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc sức khoẻ., chú ý đến các chi tiết trong phác đồ điều trị của bệnh nhân để dùng thuốc và thực hiện quy trình chăm sóc sức khoẻ tốt nhất. Bên cạnh đó, cẩn trọng cũng giúp Điều dưỡng viên tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc.
5.Giỏi về Kỹ năng giao tiếp
Đừng nghĩ rằng chỉ có MC, Nghệ sĩ hay những người thường xuyên gặp gỡ đối tác mới cần đến kỹ năng giao tiếp. Mà ngay cả Điều dưỡng viên cũng rất cần đến kỹ năng thiết yếu này. Đó là công cụ giúp chúng ta chia sẻ, truyền đạt những thông tin đến bệnh nhân một cách trọn vẹn nhất. Nhờ đó gây dựng thiện cảm, tạo được niềm tin từ phía bệnh nhân cũng như người nhà, giúp quá trình chăm sóc sức khoẻ trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, giao tiếp tốt còn giúp chúng ta tạo lập các mối quan hệ, nắm bắt kịp thời các cơ hội lớn và thăng tiến hơn trong sự nghiệp.