Cẩm nang tất tật về chương trình Điều dưỡng viên, Hộ lý tại Nhật Bản

28

Trở thành Điều dưỡng viên, Hộ lý tại Nhật Bản là mơ ước của hàng ngàn người Việt mỗi năm.

Xoay quanh chương trình này chính phủ Nhật Bản và phía Việt Nam luôn có những thay đổi để phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay. Gần đây nhất là cập nhật thêm một số luật sửa đổi trong quy định tiếp nhận hộ lý và điều dưỡng viên nước ngoài sang Nhật Bản thực tập.

Quyền lợi của người lao động khi trở thành Điều dưỡng viên, Hộ lý tại Nhật

Chương trình Điều dưỡng viên, Hộ lý Nhật Bản là kết quả từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết từ năm 2012. Theo đó, hàng năm Việt Nam sẽ tuyển chọn và đào tạo tiếng Nhật cho các ứng viên có nguyện vọng trở thành Điều dưỡng viên, Hộ lý tại Nhật.

Quyền lợi của người lao động khi trở thành Điều dưỡng viên, Hộ lý tại Nhật
Quyền lợi khi trở thành Điều dưỡng viên, Hộ lý tại Nhật

Khi tham gia chương trình này, ứng viên sau khi đáp ứng các điều kiện quy định sẽ được hưởng những “đặc ân” như:

  • Được đào tạo tiếng Nhật miễn phí 12 tháng do Bộ LĐTB& XH quản lý
  • Được miễn phí chỗ ở nội trú
  • Được miễn phí tiền ăn trong quá trình học
  • Được hỗ trợ sinh hoạt phí
  • Được nhận mức lương từ 000 – 140.000 yên/tháng (26 – 28 triệu), hộ lý là 140.000 – 150.000 yên/tháng (28 – 30 triệu) khi chính thức làm việc tại Nhật.

Đặc biệt, sau khi kết thúc khoá học, các ứng viên phải tham gia thi chứng chỉ năng lực tiếng Nhật cấp độ N3. Nếu đạt được cấp độ N3, đồng nghĩa rằng các lao động này sẽ được phía Nhật Bản giới thiệu việc làm về cho các bệnh viện, Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại Nhật. Tính đến hiện nay, cả nước có tới 673 Điều dưỡng viên, Hộ lý đang làm việc tại Nhật theo chương trình này.

Điều kiện tham gia chương trình điều dưỡng hộ lý tại Nhật

Điều kiện đăng ký làm điều dưỡng viên:

  • Tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa hoặc cử nhân Điều dưỡng đa khoa. Hiện nay mới chỉ có một số ngôi trường Y Dược tại Việt Nam có trình độ cử nhân đạt tiêu chuẩn qua Nhật làm việc, điển hình như Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cao đẳng Y Dược TPHCM, Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,..
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm đảm nhận vị trí Điều dưỡng viên (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).
  • Đã có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  • Độ tuổi: không quá 35 tuổi
  • Không tiền án tiền sự hoặc vi phạm pháp luật
  • Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ để làm việc tại Nhật, có chứng nhận và kết quả xác nhận của bệnh viện được Bộ LĐTBXH chỉ định kiểm tra

Điều kiện để đăng ký làm Hộ lý

  • Tốt nghiệp Cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm) các trường như Cao đẳng Y Dược Pasteur, Cao đẳng Y Dược TPHCM, Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,..
  • Đủ điều kiện sức khoẻ quy định, có giấy chứng nhận của Bệnh viện được chỉ định của Bộ LĐTB& XH.
  • Độ tuổi: dưới 35 tuổi
  • Không có tiền án tiền sự hoặc vi phạm pháp luật

Công việc chủ yếu của Điều dưỡng, Hộ lý người Việt tại Nhật Bản

Nội dung công việc của hộ lý:

  • Chăm sóc, tạo dựng quan hệ, tư vấn cho người già, người bệnh cần được chăm sóc
  • Hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày tuỳ theo mức độ và tình trạng bệnh cụ thể như: hỗ trợ di chuyển, tắm, vệ sinh cá nhân, ăn uống,..
  • Theo dõi, ghi chép tình trạng tinh thần, sức khoẻ người già, người bệnh
  • Thông báo cho nhân viên khác khi giao ca và báo cáo cho cấp trên với những trường hợp có chuyển biến bất thường
  • Công việc khác được giao

Nội dung công việc của điều dưỡng viên:

  • Chăm sóc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa
  • Vận chuyển các mẫu xét nghiệm, đơn phiếu, thủ tục giấy tờ
  • Hướng dẫn người nhà và bệnh nhân khám bệnh theo đúng quy định bệnh viện
  • Vận chuyển bệnh nhân
  • Mang trà, rót nước, dọn khay cơm
  • Vệ sinh phòng bệnh, dụng cụ Y tế, tiêu độc
  • Công việc khác được giao

Nhìn chung công việc của Điều dưỡng viên và Hộ lý người Việt tại Nhật tương tự như khi làm việc tại Việt Nam, chỉ khác ở chỗ đòi hỏi cao hơn về chuyên môn và kỹ năng của người hành nghề.

Công việc thường ngày của Điều dưỡng viên người Việt tại Nhật
Công việc thường ngày của Điều dưỡng viên người Việt tại Nhật

Một vài quy định mới đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Bộ Xã hội Nhật Bản thông qua:

Bên cạnh những quy định trên, mới đây Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Bộ Xã hội Nhật Bản đã thông qua một số điểm đổi mới đối với Điều dưỡng viên, Hộ lý làm việc tại Nhật. Cụ thể như sau:

  • Yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu đối với ứng viên Điều dưỡng, Hộ lý phải đạt N4 khi xuất cảnh. Sau 1 năm phải đạt trình độ N3.
  • Bắt buộc phải thi nâng cao tay nghề mỗi năm tại Nhật, đạt được mức độ tiêu chuẩn theo khung quy định
  • Được tăng thêm số lượng Điều dưỡng, Hộ lý theo nhu cầu từng Công ty
  • Quản lý kiểm tra định kỳ về thực hiện chương trình thực tập kỹ năng của các đơn vị tiếp nhận.
  • Với các đơn vị tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng theo chương trình thực tập kỹ năng số 3 (năm thứ 4 + năm thứ 5) yêu cầu các đơn vị này cần phải đạt đủ chỉ tiêu tối thiểu mới có thể tiếp nhận thực tập sinh.
  • Với thực tập sinh muốn gia hạn chương trình thực tập kỹ năng số 3, thực tập sinh bắt buộc phải về nước ít nhất 1 tháng trước khi quay trở lại tham gia chương trình thực tập kỹ năng số 3, đồng thời phải thi đạt tay nghề đảm bảo đủ trình độ theo chương trình số 3 này.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here