Dược sĩ chia sẻ kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc

35

Dược sĩ giới thiệu và chia sẻ kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc, từ cách phân tán hoạt chất rắn đến các phương pháp ngưng kết và sử dụng bột và cốm để pha hỗn dịch tới bạn đọc trong bài viết sau!

Dược sĩ chia sẻ kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc

Các tình huống điều chế thuốc thành dạng hỗn dịch

Dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Trong quá trình pha chế theo đơn, không phải tất cả các đơn thuốc đều chi tiết rõ dạng thuốc pha chế. Người pha chế cần dựa vào phân tích thành phần của thuốc để xác định dạng thuốc điều chế phù hợp. Thường gặp bốn tình huống cần điều chế thành dạng hỗn dịch:

  • Trong đơn có thể nói dược chất rắn thực tế không tan trong môi trường phân tán lỏng.
  • Trong đơn có mặt dược chất rắn có thể tan được trong dung môi, nhưng độ tan thấp và khối lượng dung môi trong đơn không đủ để tạo dung dịch thật. Thực chất là dung dịch bão hòa các dược chất rắn ít tan.
  • Có sự kết tủa do thay đổi dung môi khi phối hợp các thành phần của chế phẩm; tủa không làm thay đổi bản chất hóa học dược chất mà chỉ làm thay đổi tính chất vật lý (độ tan) trong chất lỏng mới.
  • Kết tủa khi phối hợp dung dịch có chứa các chất có phản ứng hóa học với nhau; các chất kết tủa không cùng bản chất hóa học với các chất tham gia phản ứng, và các chất kết tủa này phải có tác dụng dược lý mong muốn.

Kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc

Phương pháp phân tán

Lực cơ học gây phân tán như nghiền, xay, khuấy trộn, hoặc sử dụng siêu âm để phân chia hoạt chất rắn và phân tán vào chất dẫn. Ứng dụng khi hoạt chất rắn không hoà tan, hoặc có thể với trường hợp rất ít tan trong chất dẫn, bên cạnh đó cũng không hoà tan hoặc rất ít hoà tan trong các dung môi trơ thông thường khác (trong cồn, dầu thực vật).

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM chia sẻ quy trình thực hiện:

  • Giai đoạn đầu, dược chất rắn được phân chia thành các tiểu phân có kích thước thích hợp.
  • Ở quy mô lớn, các tiểu phân dược chất rắn được nghiền với một lượng nhỏ chất dẫn chứa chất gây thấm, để yên vài giờ để loại khí. Đồng thời, hoà tan hoặc phân tán chất gây thấm trong một lượng lớn chất dẫn và để một thời gian cho sự hydrat hóa xảy ra hoàn toàn. Sau đó, từng lượng nhỏ dược chất đã được gây thấm được thêm vào trong chất dẫn đã được hoà tan (hoặc phân tán) chất gây thấm. Chất điện giải hoặc môi trường đệm cần được thêm vào một cách cẩn thận để ngăn chặn bất kỳ thay đổi nào về điện tích của các tiểu phân. Cuối cùng, giai đoạn này đòi hỏi việc thêm các tá dược còn lại như chất bảo quản, chất màu, và mùi thơm. Sau khi đã kết hợp tất cả các thành phần, việc sử dụng máy đồng nhất hoặc máy siêu âm là cần thiết để giảm kích thước của các tiểu phân kết tụ. Các thiết bị nghiền hỗn dịch, như máy nghiền keo, được áp dụng để nghiền ướt hỗn dịch thành phẩm, nhằm mục đích làm giảm kích thước của các khối kết tụ, tạo ra một sản phẩm cuối cùng mịn màng và thích hợp.

Bằng cách sử dụng phương tiện chạy cốc trong quá trình bào chế ở quy mô nhỏ:

  • Nghiền khô: Dược chất rắn được nghiền đến độ mịn phù hợp.
  • Nghiền ướt: Dược chất rắn được nghiền với một lượng nhỏ chất dẫn đủ để thấm ướt toàn bộ bề mặt của dược chất rắn, còn được gọi là tạo thành khối nhão.
  • Trong trường hợp dược chất rắn có bề mặt sơ nước và chất dẫn là nước, chất gây thấm được thêm vào giai đoạn này.
  • Phân tán vào chất dẫn đến thể tích quy định.
  • Chú ý: Giai đoạn nghiền ướt là quan trọng để xác định độ mịn và chất lượng của hỗn dịch.
  • Không lọc các hỗn dịch thô.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh và đào tạo Dược sĩ Cao đẳng

Phương pháp Ngưng kết

Cử nhân Liên thông Cao đẳng Dược TP.HCM cho biết: Dựa trên cơ sở của quá trình ngưng kết các tiểu phân kích thước nhỏ như các ion, phân tử, micell thành các tiểu phân lớn hơn có kích thước đặc trưng cho hệ phân tán hỗn dịch (đường kính > 0,1 micromet). Việc điều chế hỗn dịch chỉ xảy ra trong quá trình điều chế dược chất rắn ở dạng tiểu phân phân tán trong chất dẫn, được tạo ra dưới dạng kết tủa do sự thay đổi dung môi hoặc phản ứng trao đổi ion với nhau tạo ra chất mới không hòa tan trong chất dẫn. Hoặc có thể là điều chế hỗn dịch dược chất rắn không tan trong chất dẫn nhưng lại dễ tan trong dung môi trơ khác.

  • Ngưng kết do thay đổi dung môi: Hỗn dịch được tạo ra khi dược chất trải qua sự thay đổi dung môi và kết tủa khi hỗn hợp được pha chế với chất dẫn. Cần trộn trước dung dịch dạng dược chất sẽ kết tủa với dung dịch chất thân nước (siro, keo, tween 80) sau đó phối hợp từng ít mỗi lần hỗn hợp này vào toàn bộ lượng chất dẫn, đảm bảo khuấy trộn liên tục.
  • Ngưng kết do phản ứng hóa học tạo tủa: Hỗn dịch được tạo ra thông qua phản ứng trao đổi, tạo thành chất mới không tan trong chất dẫn (chất kết tủa có tác dụng dược lý mong muốn). Cần sử dụng toàn bộ lượng chất dẫn có trong công thức để hòa tan từng chất riêng thành dung dịch loãng, sau đó phối hợp từng chất vào nhau dần dần, kèm theo khuấy trộn để phân tán đều.

Bột và Cốm để pha hỗn dịch
Nếu dược chất không ổn định trong chất dẫn (ví dụ như kháng sinh), quá trình điều chế không áp dụng dạng hỗn dịch mà thay vào đó sử dụng dạng bột hoặc cốm nhỏ. Trong thành phần, phải có chất gây phân tán và ổn định sẵn có. Khi dung môi khuấy lắc với chất dẫn, dược chất chuyển thành hỗn dịch.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, phục vụ mục đích học tập!

Nguồn: truongcaodangyduocpasteurhn.edu.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here